Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lại sôi động
Hiếm có khi nào ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lại đồng thời có nhiều hoạt động ngoại giao của các nước lớn như hiện tại. Chúng làm khu vực sôi động thật sự về nhiều phương diện.

 



Thủ tướng Australia Tony Abbott thăm Nhật Bản

 

Những động thái ngoại giao không thể không đề cập ở đây là chuyến đi Trung Quốc của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, bà Susan Rice, để chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Mỹ Barack Obama, là việc Australia và Nhật Bản tăng cường hợp tác, đặc biệt về quân sự, quốc phòng và an ninh qua chuyến thăm Nhật Bản của thủ tướng Australia Tony Abbott hay như chuyến thăm Nhật Bản của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mà kết quả đạt được mở ra thời kỳ quan hệ song phương mới.

 

Tranh thủ và phân hoá

 

Không thể không kể đến việc Australia và Indonesia dàn xếp ổn thoả vụ bê bối chính trị và khủng hoảng ngoại giao song phương có nguyên nhân là cơ quan tình báo Australia nghe trộm điện thoại của tổng thống Indonesia và cộng sự của ông ta. Hai nước này còn đi xa hơn cả dàn xếp vụ việc cụ thể khi thoả thuận luôn về bộ Quy tắc ứng xử với nhau trong quan hệ song phương. Tới đây, ông Modi sẽ đi thăm Mỹ và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Ấn Độ, Sri Lanca và Maldives. Trong khi thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đi thăm Bangladesh và Sri Lanca thì ông Abbott công du Ấn Độ và Malaysia.

 

Nhìn vào những lộ trình chằng chịt và chồng chéo nhau ấy có thể thấy tất cả các đối tác này đều theo đuổi mục đích chẳng khác gì nhau. Ai cũng muốn tranh thủ đối tác, gây dựng đối trọng, phân hoá các đối tác của họ với các đối thủ cạnh tranh và ngăn cản không để ai có được độc thế tập hợp lực lượng trong khu vực.

 

Tất cả đều ý thức được rằng cho dù chưa thể hay chưa sẵn sàng hoá giải những bất hoà còn tồn tại thì cũng không để chúng ảnh hưởng đáng kể hay cản trở quan hệ hợp tác với nhau. Có thể nhận thấy rõ nét nhất điều ấy trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

 

Lợi ích kinh tế và an ninh gắn kết

 

Hợp tác quân sự, quốc phòng và an ninh đóng vai trò rất then chốt trong quan hệ giữa các nước ở khu vực. Lo ngại về nguy cơ an ninh, cụ thể là lo ngại của Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ về tiềm lực quân sự của Trung Quốc và về việc Trung Quốc tăng cường ý định sử dụng vũ lực quân sự để thực hiện lợi ích, lo ngại của Trung Quốc về sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đã làm cho sự tin cậy lẫn nhau trở thành nhân tố then chốt nhất. Mỹ và Trung Quốc, Australia và Indonesia vì thế phải tìm cách gây dựng lòng tin lẫn nhau. Nhật Bản, Australia và Ấn Độ vì thế tăng cường sự tin cậy lẫn nhau. Hợp tác hạt nhân giữa Ấn Độ với Nhật Bản và Australia vì thế có ý nghĩa chiến lược nổi bật.

 

Lợi ích chung từ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư của các nước này với nhau lại có tác dụng ràng buộc lẫn nhau vào khuôn khổ hợp tác song phương, tạo ra áp lực buộc họ phải duy trì chứ không được để cho khuôn khổ quan hệ hợp tác đã có bị đổ vỡ. Có thể thấy rõ nhất điều này ở các cặp quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, giữa Ấn Độ với Trung Quốc hay giữa Australia và Indonesia. Ở những nơi vẫn còn cọ sát lợi ích trong những vấn đề nhạy cảm về đối nội và đối ngoại đối với từng bên, trước mắt cũng như về lâu dài khó có thể có được những "thời trăng mật", nhưng họ cũng không găng với nhau hoặc đối đầu nhau đến mức để cho bên thứ ba nào đấy được tận lợi. Kể cả khi chưa giải quyết được dứt điểm các mối bất hoà song phương thì họ vẫn có thể có được những dàn xếp tình thế.

 

Mạng lưới những mối quan hệ này tạo môi trường đối ngoại, an ninh và kinh tế đối ngoại không hẳn hoàn toàn thuận lợi cho những đối tác khác trong khu vực bởi an ninh khu vực và châu lục không nhờ đấy mà được cải thiện. Đối với các nước này, nhận thức quan trọng cần có là không phải được lợi khi các đối tác kia găng nhau và nguy hại khi họ thân thiện với nhau hay ngược lại mà là phải làm sai để quan hệ của các đối tác kia với nhau tốt xấu thế nào thì họ cũng vẫn phải duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với mình. Khu vực sôi động thì phải có cách ứng xử thích hợp.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Nghị sĩ Đức đề xuất NATO áp đặt vùng cấm bay ở miền Tây Ukraine (12-05-2024)
    Israel vẫn nhận được hàng tỷ USD vũ khí dù Mỹ tạm dừng cung cấp (10-05-2024)
    Tổng thống Nga Vladimir Putin đệ trình ứng cử viên Thủ tướng lên Hạ viện (10-05-2024)
    Mỹ trừng phạt nhiều công ty Trung Quốc liên quan vụ khinh khí cầu do thám (10-05-2024)
    Mỹ dọa dừng cấp vũ khí cho Israel: Bề nổi của tảng băng chìm (10-05-2024)
    'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn (10-05-2024)
    Ukraine đang giấu mình trong lòng đất (10-05-2024)
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)
    Iran cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại bị Israel đe dọa (09-05-2024)
    Ukraine lo sợ Nga sẽ tiến sâu vào trung tâm nếu giành được Chasiv Yar (09-05-2024)
    Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ (09-05-2024)
    Những lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Truyền thông thế giới lên tiếng về bài phát biểu đánh bại IS của Mỹ (12-09-2014)
    Đa số dân TQ muốn đánh nhau với Nhật Bản trước 2020 (11-09-2014)
    Anh chạy đua với thời gian nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ (11-09-2014)
    Vì sao Mỹ mời Trung Quốc tham gia liên minh chống IS? (11-09-2014)
    Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ cuối: Những đường biên giới cát (11-09-2014)
    Mỹ và gánh nặng siêu cường (11-09-2014)
    Nga sẽ đi tiếp nước cờ nào sau Ukraine? (10-09-2014)
    Vòng ôm thắm thiết chiến lược không 'bao vây' Trung Quốc (10-09-2014)
    Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ 3: Triều đại của IS (10-09-2014)
    Có thể đến lượt nước Anh tan rã (10-09-2014)
    Cú lừa Đức quốc xã ngoạn mục của nhà sinh học Do Thái (09-09-2014)
    5 lý do khiến Mỹ bị Trung Quốc qua mặt tại Châu Phi (09-09-2014)
    Chống IS: Cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ 2: Sự thù hằn từ xa xưa (09-09-2014)
    Al-Qaeda đã hết thời? (09-09-2014)
    Tình hình Ukraine: Nga không nhường, EU trả giá đắt? (09-09-2014)
    51% ủng hộ việc tách Scotland khỏi Anh (08-09-2014)
    Chống IS, cuộc chiến vĩnh cửu của Iraq - Kỳ 1: Trung Đông hỗn loạn (08-09-2014)
    Dân Pháp nổi giận vì chính quyền ra tay với Nga (08-09-2014)
    Ba đích đến chiến lược của Nga với Ukraine (08-09-2014)
    Vì sao EU quyết trừng phạt Nga? (07-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153030092.